• 7:30 - 20:30
    Cả CN & Lễ
  • Lịch hẹn
  • 500 Cửa hàng
eGPU là gì? Dùng để làm gì? Các loại VGA gắn ngoài phổ biến nhất

eGPU là gì? Dùng để làm gì? Các loại VGA gắn ngoài phổ biến nhất

Có chổ đậu ô tô (Có thể mất phí)

    Cửa hàng bạn đã chọn

    Còn hàng sẵn có xem ngay lấy liền

    eGPU là một loại linh kiện giúp cải thiện hiệu suất hoạt động của laptop, nhưng liệu bạn đã biết chính xác eGPU là gì, có chức năng gì hay chưa. Click ngay để tìm hiểu nhé!

    Khi bạn đọc các thông tin trên các diễn đàn thì thường mọi người khuyến khích sử dụng eGPU cho laptop nhằm cải thiện hiệu suất xử lý đồ họa của máy. Vậy chính xác thì eGPU là gì, có chức năng gì và đâu là các sản phẩm phổ biến hiện đang có mặt trên thị trường.

    1. eGPU là gì?

    - Khái niệm, chức năng

    eGPU là cụm từ viết tắt của External Graphics Processing Unit, có thể được dịch là bộ vi xử lý đồ họa gắn rời. eGPU thuộc một nhánh nhỏ của GPU, vốn bao gồm thêm iGPU (integrated GPU - GPU tích hợp) và dGPU (dedicated GPU - GPU rời).

    Thông thường, eGPU sẽ thường được gắn kèm với laptop (vốn có không gian bên trong nhỏ), nhằm cải thiện khả năng xử lý đồ họa cho thiết bị, trong khi không làm nóng máy và hao pin.

    eGPU là gì

    eGPU là gì

    - Cấu tạo, nguyên lý hoạt động

    Cấu tạo của eGPU bao gồm một hoặc nhiều card đồ họa VGA, bo mạch, dây cáp, dây nguồn, bộ phận tản nhiệt và một số phụ tùng khác.

    Chiếc laptop, sau khi được cắm eGPU, cài đặt driver, và khởi động lại thì sẽ tự động chuyển các tác vụ xử lý đồ họa mặc định có trên máy sang card đồ họa có trong eGPU, từ đó giúp đẩy hiệu năng xử lý của máy lên nhiều lần mà không gây nóng máy.

    Ảnh minh họa cho eGPU

    Ảnh minh họa cho eGPU

    2. Một số cổng kết nối eGPU với laptop

    Dưới đây là một số cổng kết nối eGPU với laptop phổ biến hiện nay.

    - mPCIe

    Mặc dù đây là phương thức được nhiều người chọn nhất hiện nay, nhưng nó cũng lại là cách mất thời gian nhất bởi người dùng phải tháo vỏ laptop, bỏ card wifi có trong laptop, rồi sau đó mới cắm cable kết nối eGPU qua đó.

    Ngoài ra, một số mẫu laptop như HP EliteBook, Lenovo Thinkpad hay là Dell Latitude thuột danh sách Whitelist (nghĩa là cổng wifi chỉ nhận card chính hãng).

    - Express Card 34, 54

    Nếu bạn có sử dụng máy trạm hay là máy tính business (thường được trang bị sẵn cổng EC34 hoặc EC35) thì có thể sử dụng giao thức này để kết nối với eGPU bên ngoài một cách trực tiếp mà không cần phải tháo máy. Có thể nói đây là cách kết nối khá tiện lợi.

    Cổng Express Card

    Cổng Express Card

    - M.2 (NGFF)

    Thông thường thì cổng kết nối này xuất hiện trên các dòng thiết bị chip Intel Core I thế hệ thứ 4 trở lên, và cũng tương tự như cổng mPCIe, bạn cũng cần phải tháo vỏ máy ra thì mới có thể gắn eGPU được. Tuy nhiên, có một ưu điểm của M.2 khi so sánh với cổng mPCIe là băng thông của giao thức kết nối này lớn hơn nhiều.

    - Thunderbolt 2, 3

    Hiện nay, với sự phổ cập của các dòng sản phẩm laptop mỏng nhẹ như của laptop HP, LG hay là MacBook thì các cổng Thunderbolt lại ngày một phổ biến, đặc biệt là Thunderbolt 3 (hay được biết đến với tên cổng USB Type-C).

    Có thể nói đây là giao thức kết nối hiện đại nhất hiện nay với băng thông lớn nhất, cách kết nối cũng đơn giản, tuy nhiên có một vấn đề đó là giá thành của các sản phẩm eGPU và laptop đang hỗ trợ chuẩn này đang còn khá cao.

    Cổng Thunderbolt 3 trên MacBook

    Cổng Thunderbolt 3 trên MacBook

    3. Ưu và nhược điểm của eGPU

    - Ưu điểm

    Dưới đây là một số ưu điểm của eGPU mà chúng ta có thể nhắc tới ngay.

    + Quá trình thiết lập không quá rắc rối, số lượng cổng kết nối đa dạng.

    + Có khả năng gắn được với nhiều thiết bị thông minh khác nhau.

    + Dễ di chuyển, có tính linh động cao hơn so với thùng PC.

    Bạn vẫn có thể di chuyển eGPU dễ dàng so với thùng PC

    Bạn vẫn có thể di chuyển eGPU dễ dàng so với thùng PC

    - Nhược điểm

    Sản phẩm nào cũng sẽ có hai mặt, và eGPU cũng không phải ngoại lệ. Dưới đây là một số nhược điểm của eGPU.

    + Tiềm ẩn nguy cơ hỏng hóc khi di chuyển (do bị tác động lực).

    + Một số thiết bị eGPU đòi hỏi người dùng phải tháo lắp cả vỏ máy.

    + Không phải thiết bị laptop nào cũng hỗ trợ eGPU, đồng thời giá thành còn khá cao.

    + Một số mẫu laptop có màn hình không đáp ứng độ phân giải, tần số quét,... thế nên cần sử dụng đến màn hình rời.

    Bạn có thể phải sử dụng đến màn hình rời

    Bạn có thể phải sử dụng đến màn hình rời

    4. Các bước kết nối eGPU với laptop

    Nếu như bạn không có kiến thức quá nhiều về các thiết bị điện tử, và không chắc chắn thì nên hỏi người bán hàng để được tư vấn nhé!

    - Đối với các thiết bị eGPU cần tháo vỏ máy

    Bước 1: Gỡ cài đặt trình điều khiển đồ họa cũ có trên laptop của bạn.

    Bước 2: Tắt nguồn máy tính và rút nguồn điện ra > Dùng tua vít để tháo phần vỏ laptop phía sau.

    Bước 3: Tại ổ tương thích để lắp Express Card đồ họa, bạn cho card vào khe PCIe trực tiếp và lưu ý là chỉ tác động lực nhẹ. Thao tác hoàn thành khi bạn nghe được tiếng khớp.

    Bước 4: Lắp lại phần vỏ laptop > Mở máy lên và chạy trình điều khiển đồ họa mới.

    - Đối với các thiết bị eGPU không cần tháo vỏ máy

    Bạn chỉ cần sử dụng các dây kết nối được trang bị sẵn trong sản phẩm khi mua, sau đó cắm trực tiếp vào máy. Khi này, GPU có trên laptop sẽ bị tắt để nhường chỗ hoạt động cho eGPU bạn vừa gắn.

    Bạn chỉ cần cắm cổng kết nối vào eGPU ở ngoài là được

    Bạn chỉ cần cắm cổng kết nối vào eGPU ở ngoài là được

    5. Nên lựa chọn eGPU theo những tiêu chí nào?

    - Nhu cầu sử dụng

    Bạn cần xác định rõ các tác vụ mà bạn đang thực hiện là tập trung vào việc xử lý đồ họa, dựng bản vẽ 3D hay là chơi game, từ đó sẽ chọn eGPU có tích hợp card đồ họa hợp lý. Bởi có một số ứng dụng chỉ tối ưu tốt cho một nhóm card đồ họa nhất định.

    - Cổng kết nối

    Đây cũng là một yếu tố khác mà bạn cần cân nhắc trước khi lựa chọn eGPU cho mình. Như đã đề cập phía trên thì số lượng cổng kết nối mà eGPU hỗ trợ là rất đa dạng, thế nên bạn cần tìm hiểu kỹ trước về thiết bị laptop của mình, từ đó đưa ra quyết định eGPU đúng đắn cho bản thân mình.

    eGPU hỗ trợ rất nhiều cổng kết nối khác nhau

    eGPU hỗ trợ rất nhiều cổng kết nối khác nhau

    - Giá cả

    Dựa trên hai tiêu chí là nhu cầu và các cổng kết nối hỗ trợ đã đề cập phía trên, bạn có thể định rõ cho mình danh sách các thiết bị eGPU mà bạn muốn mua, từ đó lựa chọn được sản phẩm phù hợp.

    - Thương hiệu, nơi mua

    Việc lựa chọn thương hiệu, cũng như nơi mua uy tín là một yếu tố mà bạn cũng không nên bỏ qua. Giá thành của các sản phẩm eGPU không hề rẻ, và việc lựa chọn sản phẩm kém chất lượng sẽ phung phí tiền của bạn đấy.

    Nếu như bạn không biết quá nhiều về mặt thiết lập sản phẩm thì có thể nhờ đến nhân viên cửa hàng để được tư vấn nhé!

    Lưu ý: Sau khi lắp eGPU thì bạn cần cài driver cho màn hình, đồng thời bạn nên sử dụng màn hình rời để đạt hiệu năng đỉnh và ổn định nhất.

    Nhấn TẠI ĐÂY để tham khảo thêm một số mẫu màn hình máy tính đang được bán ở Thế Giới Di Động.

    6. Một số loại eGPU phổ biến

    - EXP GDC Beast

    Bởi vì có mức giá hợp lý, thế nên EXP GDC Beast (sản xuất tại Trung Quốc) là sản phẩm eGPU được nhiều người tại nước ta sử dụng. mPCIe, EC 34, EC 35 và NGFF là các cổng hiện thiết bị này đang hỗ trợ.

    EXP GDC Beast

    EXP GDC Beast

    - PE4C

    Sản phẩm này thường được kết nối với máy tính thông qua giao thức mPCIe, EC và NGFF, và khi so sánh với sản phẩm đề cập phía trên thì chúng hoàn toàn tương tự nhau về mặt tính năng. Sản phẩm PE4C có nguồn gốc từ Đài Loan.

    - Akitio Node

    Sản phẩm eGPU Akitio Node là một sản phẩm cao cấp, có sử dụng cổng Thunderbolt, vậy nên băng thông truyền tải sẽ nhanh hơn. Nếu bạn không ngại chi thì hãy tìm hiểu thêm về em sản phẩm này nhé!

    Akitio Node

    Akitio Node

    - Gigabyte AORUS

    Đây là nhà sản xuất lớn trong việc sản xuất laptop, card đồ họa hay bo mạch chủ, thế nên việc sản phẩm này tốt là một điều không phải bàn cãi. Đặc biệt, sản phẩm này còn được trang bị card đồ họa Nvidia Geforce GTX 1070 vô cùng mạnh mẽ.

    - Alienware Graphics Amplifier

    Đến với sản phẩm cuối cùng của nhà sản xuất laptop Dell. Đúng như tên gọi của sản phẩm, eGPU này chỉ hỗ trợ cho các dòng máy gaming Alienware của Dell, và chúng sử dụng cổng PCIe.

    Alienware Graphics Amplifier

    Alienware Graphics Amplifier

    Vừa rồi là các thông tin về eGPU mà có thể bạn chưa biết. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại trong những bài viết khác!

    Xem thêm ↓

    Quý đối tác đăng ký sẽ được nhận việc ngay "lượm lúa" tại đây hoặc tải Mẫu HSXV.Doc

    Đăng nhập xong bấm F5 tải lại trang để bình luận
    © 2022. Trungtambaohanh.com Trung Tâm Đào Tạo đối tác bảo hành Smartphone, Laptop, iPad
    Công Ty Cổ Phần Máy Tính VIỆN GPĐKKD: 0305916372 do sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 18/07/2008 ĐT: 028.3844.2011